ĐƯỜNG HOA NGUYỄN HUỆ NHÂM THÌN 2012
GỒM CÁC MỤC SAU:
1 - HÌNH ẢNH VIDEO ĐƯỜNG HOA NGUYỄN HUỆ | 2 – HÌNH ẢNH VIDEO ĐƯỜNG LÊ LỢI | 3 – HỘI SÁCH XUÂN NHÂM THÌN Đ. MẠC THỊ BƯỞI | 4 – NHÀ PHỐ 2 BÊN ĐƯỜNG NGUYỄN HUỆ | 5 – KHAI HỘI HOA XUÂN NHÂM THÌN 2012 TỐI 20/01/2012 |
6 - LỊCH SỬ ĐƯỜNG HOA NGUYỄN HUỆ
1 - HÌNH ẢNH ĐƯỜNG HOA NGUYỄN HUỆ NHÂM THÌN 2012
6 - LỊCH SỬ ĐƯỜNG HOA NGUYỄN HUỆ
Một góc đường hoa Nguyễn Huệ năm 2011Đường hoa Nguyễn Huệ là tên gọi của đường Nguyễn Huệ được trang hoàng vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, dành cho khách đi bộ thưởng ngoạn, bắt đầu từ tết Giáp Thân năm 2004.
Khi ấy, con đường Nguyễn Huệ - một trong những con đường đẹp nhất của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm trải dài từ trước trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố và tượng đài Hồ Chí Minh đến Bến Bạch Đằng, với nhiều tòa nhà cao tầng và những trung tâm thương mại mua bán sầm uất, biến thành một đường hoa rực rỡ, thu hút rất nhiều khách viếng thăm, và trở thành một địa chỉ quen thuộc cho những vị khách
Lịch sử
Hình tượng quả dưa hấu khổng lồ có khắc hình Mai An Tiêm.Trước kia, tại vị trí Đại lộ Nguyễn Huệ ngày nay chính là kênh đào Charner, nối liền với sông Sài Gòn, sau này bị người Pháp lắp lại và hình thành Đại lộ Charner.
Đại lộ Charner nối liền một đầu là Dinh Đốc Lý (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố) và đầu kia là bờ sông Sài Gòn (nay gọi là Bến Bạch Đằng). Từ dưới sông, mỗi dịp Tết về, hoa từ khắp nơi theo những con thuyền về tập kết ở bến, và trên bờ, hoa trải dài trên đại lộ này.
Chợ hoa Nguyễn Huệ cùng chợ chim Huỳnh Thúc Kháng là một trong những điểm tham quan nổi tiếng thời đó.
Cho đến cuối thế kỷ 20, cách đây khoảng chục năm, mỗi năm một lần, con đường này vẫn là chợ hoa xuân chính của người dân thành phố. Mỗi khi Tết đến thì đây là nơi tập trung mua bán hoa tết cây cảnh nên con đường này khi đó còn được gọi là Chợ Tết Nguyễn Huệ. Nhà vườn tập kết hoa ở bến Bạch Đằng sau đó phân bổ vào từng ô đã quy định sẵn trên đường Nguyễn Huệ. Người ta đến đây không chỉ để mua hoa mà còn là ngắm, thưởng ngoạn và tận hưởng cái hương vị đặc trưng của chợ hoa Tết. Những tiếng cười nói, tiếng rao hàng, tiếng mặc cả, rồi cả tiếng leng keng của những thùng kem dạo đã trở thành âm thanh quen thuộc gắn bó với người dân thành phố. Được đi chơi chợ hoa Nguyễn Huệ, được cha mẹ mua cho một que kem hay một cái kẹo bông bằng đường, rồi tung tăng trong không khí vui tươi, hớn hở đã là những kỷ niệm thơ ấu rất khó quên trong ký ức nhiều người.
Ngày nay
Một quán nước dân dã được tái dựng ở đường hoa Nguyễn HuệMười năm gần đây, thành phố quy hoạch lại chợ hoa xuân, đưa chợ hoa ra Công viên 23 tháng 9. Chợ hoa Nguyễn Huệ không còn nữa. Chợ hoa ở Công viên 23 tháng 9 vẫn tấp nập đông vui, nhưng nhiều người vẫn tiếc nuối cái cảm giác dạo bước ở chợ hoa Nguyễn Huệ, nơi mà mỗi năm chỉ một lần được đi bộ ở làn xe giữa trên con đường 3 làn xe đẹp nhất thành phố này, nơi mà hoa trải dài hai bên lối đi, nằm lọt giữa hai làn xe đông vui và hai dãy nhà cao tầng ở hai bên.
Từ Tết Giáp Thân, năm 2004, chợ hoa Nguyễn Huệ đã trở lại nhưng với diện mạo mới. Không còn cảnh mua bán, chào mời, mặc cả, con đường với hoa là hoa nhưng được bày biện, sắp đặt công phu, chỉ dành cho việc thưởng ngoạn của khách du xuân. Và cũng từ năm này, cứ vào dịp Tết, đường Nguyễn Huệ có một cái tên khác, đó là đường hoa Nguyễn Huệ
Các loại trái cây Nam Bộ được đựng trong những cần xé và bày ở đường hoa Nguyễn HuệTừ đó, mỗi năm, đường hoa Nguyễn Huệ lại mở ra đón khách, với mỗi năm mới là những chủ đề mới, những ý tưởng mới. Để có được một đường hoa đẹp nhất, ban tổ chức đã phải tổ chức cuộc thi sáng tạo để tìm những ý tưởng hay nhất cho việc trang trí đường hoa.
Tại đây, giữa lòng thành phố lại có ao sen với vó câu, dòng kênh với cầu khỉ chênh vênh, đường làng quê với xe thổ mộ và quán cóc bên đường, những gánh hàng hoa, những chiếc thuyền hoa, rồi cả những cần xé trái cây của một vùng đất Nam Bộ trù phú, màu mỡ... đem lại cho du khách cảm giác thích thú mà ấm áp, mới lạ mà thân quen, gần gụi. Hoa trong đường hoa Nguyễn Huệ là một điều không thể thiếu. Ban tổ chức đã trưng bày rất nhiều loại hoa, từ những loại hoa quen thuộc đến những loại hoa quý đến từ Đà Lạt hay xa hơn như từ miền Bắc. Tất cả tạo nên một bức tranh rực rỡ sắc màu giữa mùa xuân.
Một bộ sưu tập gốm được trưng bày ở đường hoa Nguyễn HuệNăm Bính Tuất (2006), đường hoa Nguyễn Huệ được khai mạc vào ngày tối 27 Tết, kéo dài đến hết mồng 3 Tết. Đường hoa có chủ đề "Dáng Xuân" dài suốt đường Nguyễn Huệ sang đường Lê Lợi, quy tụ 80.000 giỏ hoa, 500 đèn lồng mây tre, bộ sưu tập các loại đá Việt, gốm Việt... Các chủ đề hoa được chia nhiều tiểu cảnh: thuyền hoa trên bến nước, xe kéo hoa, hoa trên giàn, hoa kết hình trên đất, thác nước, gốm và xuân, bức tranh quê.
Đường hoa Nguyễn Huệ là một công trình văn hóa du lịch có ý nghĩa của thành phố, mang lại sự rực rỡ cho thành phố mỗi dịp Xuân về đồng thời cũng là địa chỉ vui chơi của không chỉ nhiều người dân thành phố mà còn của khách thập phương, của Việt kiều về nước và của cả nhiều du khách nước ngoài.
Đường hoa[sửa] Tết Giáp Thân 2004Đường hoa Nguyễn Huệ chính thức ra mắt vào lúc 16g00 ngày 20 tháng 1 năm 2004 (tức 29 tết) và chỉ kéo dài đến mùng 2 tết. Tập trung về đây là 50 chậu mai quý và các loại hoa như vạn thọ, cúc. Ngoài ra, còn có những cảnh quan thôn quê dân dã như hồ sen, cầu nhỏ, tre trúc, quanh gánh.
Tết Ất Dậu 2005Chủ đề: Thành phố Hồ Chí Minh – Hội nhập và Phát triển.
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Dậu 2005 bắt đầu từ 29 đến mùng 2 tết. Lần này khách thưởng ngoạn có thể tìm thấy ở đây “bàng bạc một chút Sài Gòn xưa với xe thổ mộ chở đầy hoa, trái, những chiếc xích lô kéo tay của 2 thế kỷ trước, những chõng tre, gánh hoa, rổ hoa, gùi hoa, rơm rạ, cờ phướn, cầu gỗ, ao sen, tiếng ếch kêu, dòng kênh và đầy những lu khạp… tái hiện một góc chợ quê Tết Sài Gòn những năm 1920-1940.” Bên cạnh một Sài Gòn xưa là thông xanh và hoa đào Đà Lạt cùng những mảng cỏ xanh là những nét đặc trưng của thành phố hoa.
Ngoài ra, cảnh quan vùng duyên hải miền Trung với cổng đá, cát trắng, xương rồng xanh, và gốm Chăm cũng được tái hiện ngay trên con đường trung tâm của thành phố. Cuối đường hoa là “những mảng xanh của mạ non, hình ảnh ngày mùa đồng lúa chín, vườn mai vàng và nhộn nhịp chợ quê với các loại cây trái, thuyền dưa hấu, bưởi, mận, dừa…[2]
Tết Bính Tuất 2006Chủ đề: Dáng Xuân.
Đường hoa ở Nguyễn Huệ không phải căng dây và có bảo vệ như Lễ hội phố hoa Hà Nội, du khách tự do tiếp cận hoaĐường hoa Nguyễn Huệ Bính Tuất 2006 kéo dài từ 27 tết đến mùng 3 tết.[3] Ngay trước cổng đường hoa sừng sững một tượng chó đá, còn trên bãi cỏ xanh là những chú chó đá xúm xít bên nhau. Đường hoa cũng dẫn khách thưởng ngoạn đến với những nét văn hóa dân tộc khi xem những chiếc cối đá, chum vại, hàng lu hũ, những chiếc vó bên ao nước, bông lục bình, và thằng bù nhìn trên ruộng lúa. Ở đây còn có hoa đào phương Bắc, quang gánh, đồi cát miền Trung, và những tượng điêu khắc đá, tượng gốm…
Tết Đinh Hợi 2007Chủ đề: Trên đường hội nhập
Một con lợn gốm – biểu tượng của năm Đinh Hợi 2007 ở đường hoa Nguyễn HuệKhai mạc vào lúc 7g30 tối 28 tết (15 tháng 2 năm 2007), Đường hoa Nguyễn Huệ Đinh Hợi 2007 kéo dài đến tối mùng 3 tết (19 tháng 2),[5] với điểm nhấn là những con heo bằng đất và gốm bên cạnh 100.000 chậu hoa các loại, cùng hình ảnh làng quê Nam bộ như con thuyền, cầu tre, đồng lúa, đường làng, các trò chơi dân gian được lồng trong tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim hót…
Một nét mới của Đường hoa Nguyễn Huệ Đinh Hợi 2007 là Hồ Chúc phúc. Du khách đến đây thả những đồng xu cầu phúc cho bản thân, gia đình, bạn bè…
Tết Mậu Tý 2008Chủ đề: Vượt sóng.
Chiếc đèn kéo quân khổng lồ trên đường hoa Nguyễn Huệ Tết Mậu Tý.Kéo dài trong 6 ngày – từ 29 tết (5 tháng 2) đến mùng 4 tết (10 tháng 2), Đường hoa Nguyễn Huệ Mậu Tý 2008 được hình thành theo chủ đề “Vượt Sóng”.[7] Ngay từ đầu đường hoa là một “gia đình chuột” được tạo hình bằng các chất liệu mềm trông giống như sợi mây, sợi lát bện vào nhau to như người thật, cuối đường là mô hình một chiếc thuyền với cánh buồm lớn làm bằng hoa. Đường hoa được sắp xếp theo các “phân cảnh” như “Sum họp”, “Hội nhập”, “Vượt sóng”…tương ứng với hình ảnh gia đình chuột (kết bằng lục bình), đèn kéo quân cao hơn 7 m, và con tàu hoa.
Tết Kỷ Sửu 2009Chủ đề: Vững tin.
Tiếp nối chủ đề "Vượt sóng" của Đường hoa Mậu Tý 2008, "Vững tin" được chọn làm chủ đề cho Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Kỷ Sửu 2009, kéo dài trong 6 ngày từ 28 tết (23 tháng 1 năm 2009) đến mùng 3 tết (28 tháng 1).[9] Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Kỷ Sửu 2009 khai mạc lúc 7g tối ngày 23 tháng 1, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đến dự và cắt băng khánh thành.
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Kỷ Sửu 2009 được chia thành 7 phân khu, chuyển tải những ý nghĩa khác nhau: khởi nguồn, nghị lực, sáng tạo, tiến bước, đoàn kết, nguồn cội và vững tin, với các tiểu cảnh gắn với những hình ảnh quen thuộc của thôn quê Việt Nam: con trâu, đồng quê, nghề nông... Đầu đường Nguyễn Huệ gần bùng binh cây liễu bài trí hình ảnh làng quê thanh bình, con trâu, bến nước. Chủ đề cánh đồng quê, suối róc rách, tiểu cảnh phun nước, cầu tre lắt lẻo... cũng xuất hiện trong đường hoa năm nay. Cuối đường hoa Nguyễn Huệ (đoạn gần bến Bạch Đằng) là một đồi dưa hấu có khắc hình Mai An Tiêm. Bên cạnh đó, hệ thống nhạc được thiết kế theo từng chủ đề của các phân đoạn tiểu cảnh kéo dài hơn 800m đường hoa. Người thưởng ngoạn đến từng khu sẽ được nghe những âm thanh đồng quê phù hợp.
Ước tính có gần 1 triệu lượt khách đến thưởng lãm Đường hoa Nguyễn Huệ Kỷ Sửu 2009.[11]
Biểu tượng của năm Kỷ Sửu: hình ảnh con trâu bên lũy tre làng và đụn rơm
Một chút hương quê giữa lòng phố thị
Tết Canh Dần 2010
Chủ đề Xuân bình minh. Có sáu chủ đề nhỏ: Vầng Thái Dương, Xuân yêu thương, Bình minh tụ hội, Sức mạnh đoàn kết, Góc quê hương và Hướng về Thăng Long.
Đường hoa Tết Canh Dần sẽ được thi công từ 8h ngày 3/2/2010 (20 tháng Chạp Kỷ Sửu) đến 18h ngày 11/2/2010 (28 tháng Chạp). Đường hoa sẽ hoạt động từ tối 28 tháng Chạp đến hết mùng 3 Tết Canh Dần. Trong khoảng thời gian thi công và hoạt động, các phương tiện giao thông bị cấm trên các tuyến đường như Nguyễn Huệ, Lê Lợi.
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Canh Dần gồm các phân mục: Vầng thái dương, Xuân yêu thương, Bình minh hội tụ, Sức mạnh đoàn kết, Góc quê hương và Hướng về Thăng Long. Đường hoa sẽ có nhiều chương trình để du khách thưởng lãm, như: thi cắm hoa, phố đi bộ Lê Lợi, xem biểu diễn nhạc cụ dân tộc, múa sạp, trò chơi dân gian, các nhà mặt phố khu đường hoa sẽ trang hoàng lộng lẫy, biểu diễn Doorshows...
Ngày 11/02/2010, đường hoa Nguyễn Huệ chính thức mở cửa đón du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng lãm. Năm nay đường hoa tập trung vào hai hình ảnh: con hổ và tình yêu đôi lứa.
Đường hoa bắt đầu phục vụ khách từ ngày 11/2 (28 Tết) đến sáng 17/2 (mùng 4 Tết) trên trục đường Nguyễn Huệ.
Tết Tân Mão 2011
Gia đình mèo năm Tân Mão 2011Đường hoa Nguyễn Huệ năm 2011 có chủ đề "Tầm cao mới", thể hiện những phấn đấu nỗ lực của thành phố để đạt được thành quả cao hơn về kinh tế, chính trị, xã hội. Các phân đoạn trang trí trong đường hoa chuyển tải những chủ đề: Hồn Việt, Tết phương Nam, Nối vòng tay lớn, Vươn lên tầm cao mới, Xuân an vui, Hoa Xuân ca, Vào mùa và Vườn Xuân. Đường hoa Nguyễn Huệ 2011 phục vụ công chúng trong 7 ngày, từ 19 giờ ngày 31-1-2011 (28 tháng chạp) đến 22 giờ ngày 6-2-2011 ( mùng 4 Tết).
Tết Nhâm Thìn 2012 Tuyệt vời Đường hoa Nguyễn Huệ
Đường hoa Nguyễn Huệ chào xuân
Đá nảy lộc xuân
Rực rỡ Đường hoa Nguyễn Huệ
Du xuân Đinh Hợi trên Đường hoa Nguyễn Huệ
Nét Việt trên đường hoa Nguyễn Huệ
Đường hoa Nguyễn Huệ: Hàng triệu người rộn rã du xuân
Đường Hoa Nguyễn Huệ & Lễ hội Tết 2009 tại TP.HCM
Đường hoa Nguyễn Huệ: đón gần 1 triệu lượt khách tham quan
Nhiều nét mới ở đường hoa Nguyễn Huệ Canh Dần
Đường hoa Nguyễn Huệ 2010: Sức mạnh và tình yêu.
Trang chủ của Đường hoa Nguyễn Huệ (do Saigontourist quản lý)
Đường hoa Nguyễn Huệ- nơi xuất hành đầu năm của người Sài Gòn
HỘP NÚT LINK ĐẾN CÁC BÀI KHÁC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét