DU LỊCH KHOA HỌC: HỆ THỐNG THUYẾT MINH THÔNG MINH VA DU LICH THAI LAN 4 NGAY

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

Những điểm thời gian then chốt sự tiến hoá của loài người

Những điểm thời gian then chốt ,Sự tiến hoá của loài người

Dò tìm các đấu tích do con người để lại trên các vách đá, trong các hang động và khảo nghiệm các vật dụng do con người chế tạo bằng đá, bằng đồng, gỗ, đất nung... Các nhà khảo cổ đã dần dần tìm hiểu được lịch sử tiến hóa của loài người trong moị sinh hoạt của đời sống cá nhân và tập thể cho tới giới hạn thời gian 25 ngàn năm.
Để có một ý niệm khái quát về thời tiền sử này, thiết tưởng cũng nên đề cập qua về những cái mốc thời gian quan trọng (viết theo tài liệu Archaeology in The Land of The Bible của Avraham Negev - Shoken Books N.Y.1977) :
- Thời Đồ Đá Cổ Đại (Old Stone Age) từ 25.000 -10.000 Trước Công Nguyên (TCN) , con người chỉ biết săn bắt, hái lượm và sống trong hang động.
- Thời Đồ Đá Trung Đại (Middle Stone Age) 10.000-7500 TCN, con người biết trồng cấy, thuần hóa thú vật, chế tạo gạch và đồ gốm. Một số thành phố nhỏ xuất hiện với thành quách vây quanh. Đáng chú ý là thành phố Jericho được xây cất tại đồng bằng sông Jordan ở phía bắc Biển Chết (The Dead Sea) vào khoảng 8000 năm TCN. Cho tới nay, người ta tin rằng đây là thành phố đầu tiên trong lịch sử nhân loại đánh dấu sự chuyển hướng của con người từ cuộc sống lang thang du cư đến cuộc sống định cư.
- Thời Đồ Đá Cận Đại (New Stone Age) 7500-4000 TCN. Nhiều làng mạc và thành phố xuất hiện, ngừời ta biết trồng trọt nhiều loại hoa màu và cây ăn trái, nuôi nhiều loại gia sức. Tục lệ thờ cúng xuất hiện.
- Thời Đồ Đồng (Chacolitic) 4000-3150 TCN. Đồng (copper) nguyên chất được xử dụng để chế tạo dụng cụ. Con người biết xây dựng nhà nhiều tầng và biết làm hầm (basement) để trú ngụ.
- Thời Đồng Thau (Bronze Age) 3150-1200 TCN. Người ta biết pha thiếc vào đồng nguyên chất để chế tạo hợp kim cứng hơn. Đồng thời chữ viết được phát minh tại Sumer chấm dứt thời tiền sử. Chữ viết của người Do Thái (Hebrew), mãi tới hơn 1000 năm sau mới xuất hiện. Cũng trong Thời Đồng Thau, những con đường giao thông qua biển Địa Trung Hải và trên bộ đã nối liền các thành phố trong vùng Lưỡi Liềm Phì Nhiêu với nhau. Nền văn minh của Sumer (tức Babylon) đã lan rộng tới toàn vùng, nhất là tại Ai Cập và Do Thái. Điều đáng chú ý là cách đây 3400 năm (1400 TCN), ngôn ngữ của dân tộc Sumer đã trở thành một ngôn ngữ quốc tế cho vùng Lưỡi Liềm Phì Nhiêu này. Các nhà khảo cổ đã tình cờ tìm thấy nhiều tấm đất sét ghi chữ hình nêm (cuneiform) của Babylon tại Tell Amarina trên bờ sông Nil (Ai Cập). Sau khi nghiên cứu mới biết đó là những văn kiện ngoại giao giữa vua thuộc dòng Kassite của Babylon và Pharaoh Tutankhamen của Ai Cập.
Các tài liệu này cũng đề cập tới những tranh chấp khiếu nại về các vấn đề buôn bán, triều cống, việc hôn nhân giữa hoàng gia hai nước với nhau. Đặc biệt là các tấm đất sét này còn in dấu ấn (seal) được khắc theo hình vẽ do những trục lăn tạo ra để thay cho chữ ký.
                                                                    Anh Tuan sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét